Tiến trình luận tội cấp liên bang Luận_tội_tại_Hoa_Kỳ

Hạ viện Hoa Kỳ

Minh họa buổi xét xử luận tội Tổng thống Andrew Johnson năm 1868, Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ Salmon P. Chase làm chủ tọa.

Tiến trình luận tội có thể được một thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ mở đầu dựa trên ý kiến chung của chính hạ viện, bằng cách đưa ra một danh sách có tuyên thệ gồm các lời buộc tội hay yêu cầu chuyển việc luận tội lên ủy ban thích hợp. Tiến trình luận tội có thể được khởi sự bởi người không cùng thành viên với người bị luận tội. Ví dụ, khi Hội Tư pháp Hoa Kỳ đề nghị luận tội một thẩm phán liên bang (cùng thành viên với hội tư pháp) thì việc làm thế nào để sắp xếp và tiến hành luận tội một cách thỏa đáng có thể là công việc của một công tố viên đặc biệt, Tổng thống, một nghị viện lãnh thổ hay tiểu bang, đại bồi thẩm đoàn, hay bằng trưng cầu dân ý (không thuộc thành viên với thẩm phán).

Tùy theo loại quyết định luận tội mà việc luận tội sẽ được chuyển đến một ủy ban nào đó xử lý. Một quyết định luận tội một cá nhân đặc biệt nào đó thì thường được chuyển đến Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ. Một quyết định cho phép tiến hành một cuộc điều tra có liên quan đến tiến trình luận tội thì được chuyển đến Ủy ban Luật pháp Hạ viện Hoa Kỳ, và rồi sau đó chuyển đến Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ. Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ bằng cách biểu quyết sẽ quyết định xem có đầy đủ chứng cứ để luận tội hay không. Nếu ủy ban này tìm thấy được chứng cớ để luận tội thì họ sẽ xúc tiến việc truy tố hành động sai phạm bằng một hay nhiều hơn các điều khoản nhằm tiến tới việc luận tội. Quyết định luận tội hay các điều khoản luận tội sau đó được báo cáo lên toàn hạ viện cùng với những lời đề nghị của ủy ban đặc trách luận tội.

Hạ viện tranh luận về giải pháp luận tội và có thể vào lúc cuối cùng sẽ xem xét giải pháp chung hay biểu quyết cho từng mục luận tội riêng biệt. Biểu quyết lấy đa số đơn giản là cần có để mỗi mục hay toàn phần giải pháp luận tội được thông qua. Nếu Hạ viện biểu quyết thông qua việc luận tội thì các đại diện (thường thường được gọi theo tiếng Anh là "House managers") được chọn ra để đệ trình vụ việc lên Thượng viện Hoa Kỳ. Hiện nay, các đại diện, vừa được nói đến ở trên, được chọn lựa theo giải pháp trong khi trong lịch sử Hạ viện đôi khi sẽ tự chọn ra các đại diện này hay thông qua 1 giải pháp cho phép sự bổ nhiệm các đại diện này theo ý của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ.

Hạ viện cũng sẽ thực hiện 1 giải pháp để thông báo với Thượng viện về hành động của mình. Sau khi nhận được thông báo, Thượng viện sẽ thực hiện việc thông báo cho Hạ viện biết là Thượng viện đã sẵn sàng để nhận các đại diện luận tội từ Hạ viện gửi đến. Các đại diện luận tội của Hạ viện sau đó sẽ xuất hiện trước Thượng viện và trình bày các mục luận tội. Sau khi đọc các cáo trạng, các đại diện luận tội của Hạ viện quay trở về Hạ viện và báo cáo miệng trước Hạ viện.

Thượng viện Hoa Kỳ

Việc tiến hành khởi tố được mở ra trong hình thức một cuộc xét xử mà trong đó mỗi bên có quyền gọi nhân chứng và thực hiện việc thẩm vấn. Các thành viên thuộc Hạ viện Hoa Kỳ, những người được gọi chung trong tiếng Anh là "house manager" (tạm dịch là đại diện luận tội của Hạ viện Hoa Kỳ) trong suốt vụ xét xử, sẽ trình bày hồ sơ truy tố và viên chức bị luận tội cũng có quyền chuẩn bị việc biện hộ cùng với các luật sư của mình. Các thượng nghị sĩ cũng phải tuyên thệ hay xác nhận rằng họ sẽ thực thi nhiệm vụ của mình một cách trung thực. Sau khi lắng nghe những lời buộc tội, Thượng viện Hoa Kỳ thường bế quan để nghị án. Việc kết án viên chức bị luận tội cần có một đa số hai phần ba số phiếu tại Thượng viện.

Thượng viện sẽ đưa ra phán quyết dựa trên quyết định của chính mình, cho dù là kết án hay tha bổng. Một bản phán quyết sẽ được bộ trưởng bộ ngoại giao điền vào.[2] Sau khi bị kết án, viên chức bị luận tội sẽ tự động bị truất phế khỏi chức vụ và cũng có thể bị cấm giữ 1 chức vụ khác trong tương lai. Viên chức bị truất phế cũng có thể phải chịu sự truy tố hình sự. Tổng thống Hoa Kỳ không thể ban lệnh ân xá cho những viên chức bị luận tội, nhưng có thể ân xá đối với bất cứ một vụ xét xử hình sự nào xảy ra sau đó.

Kể từ thập niên 1980, Thượng viện Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng "Các Ủy ban Xét xử Luận tội" theo Luật Thượng viện XII. Những ủy ban này trông coi giai đoạn tìm bằng chứng cho những vụ xét xử, lắng nghe các chứng cứ và giám sát việc điều tra cũng như thẩm vấn các nhân chứng. Các ủy ban này sau đó sẽ tổng kết thành hồ sơ chứng cứ và đệ trình hồ sơ này lên Thượng viện; tất cả các thượng nghị sĩ lúc đó sẽ có dịp xem qua các bằng chứng trước khi thượng viện tiến hành biểu quyết kết án hay tha bổng. Mục đích của các ủy ban là làm cho tiến trình xét xử luận tội được nhanh chóng bằng không thì sẽ mất rất nhiều thì giờ cho thượng viện. Các bị cáo đã phản đối việc sử dụng những ủy ban này vì họ cho rằng những ủy ban như thế là một sự vi phạm quyền xét xử công bằng đối với bị cáo cũng như vi phạm cơ chế bắt buộc theo hiến pháp là Thượng viện phải là một bộ phận có "quyền lực duy nhất xét xử tất cả những vụ luận tội". Một số thẩm phán bị luận tội đã tìm sự can thiệp của tòa án trong các vụ xét xử luận tội họ dựa theo những lý do nêu trên nhưng các tòa án đã từ chối tham dự vào vì Hiến pháp đã trao quyền độc nhất cho ngành lập pháp trong việc luận tội và truất phế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Luận_tội_tại_Hoa_Kỳ http://newsblogs.chicagotribune.com/clout_st/2009/... http://www.chron.com/disp/story.mpl/front/6488310.... http://abcnews.go.com/Politics/wireStory?id=814773... http://ap.grolier.com/article?assetid=0146580-0 http://www.nola.com/crime/index.ssf/2010/03/judge_... http://www.nytimes.com/2004/06/21/nyregion/21CND-R... http://www.scribd.com/doc/4086334/McFaddens-Attemp... http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id... http://www.theeagle.com/texas/White-House-accepts-... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,7...